CÔNG TY TNHH
NHÂN PHONG THÁI

161/28/21 Đường Bình Trị Đông,
KP 3, P. Bình Trị Đông A,
Q. Bình Tân, TP.HCM
Điện thoại: 094 982 0279
Email: info.nptgroup@gmail.com

Tiếng Việt English Spain
DANH MỤC SẢN PHẨM
TÌM KIẾM
HỖ TRỢ ONLINE
Skype Me™!
SUPPORT
LIÊN KẾT WEBSITE
TIỆN ÍCH
Giá vàng
Tỷ giá
Dự báo thời tiết
Chứng khoán
THÔNG KÊ
Lượt truy cập:
Đang:


» TIN TỨC » Tin tức - Sự kiện
Ô nhiễm trong nhà vì ánh sáng trắng
Một gia đình ở Hà Nội làm mới hệ thống ánh sáng toàn bộ căn nhà
(06/07/2014) Khi nhà bật nhiều đèn bức xạ phát ra từ đèn sẽ tác động đến các niêm mạc mỏng nhỏ của mắt.

Theo các chuyên gia, sáng trắng trong nhà từ ánh điện chưa chắc đã tốt, thậm chí đó cũng là một nguồn ô nhiễm.      

Sáng mới sang

Gia đình bà Nguyễn Thị Mừng (Đê La Thành, Hà Nội) vừa sửa nhà nên làm lại hệ thống ánh sáng toàn bộ căn nhà. Thay vì trước đây mỗi phòng có một đến hai bóng đèn thì hiện nay mỗi phòng được tăng thêm hai máng đèn. Mỗi máng có hai bóng đèn.

Vì thế, dù căn phòng chưa đến 20m2 nhưng có đến 4 bóng đèn. Đối với phòng khách, ông bà còn đề nghị thợ lắp thêm các loại đèn khác nhằm mục đích bổ sung khi cần như đèn mắt trâu và đèn chùm trang trí cho trần.

Việc nhiều gia đình có điều kiện kinh tế, nhu cầu làm sáng "trắng" căn nhà về đêm đang dần tăng cao. Họ không ngại chi các khoản tiền mua đèn thêm cho căn nhà mà cũng không ngại việc tiêu tốn điện năng. Họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, lấy làm sang khi căn nhà mình được sáng trưng mỗi khi ánh đêm buông xuống.

TS Nguyễn Văn Hải, Công ty Ánh sáng Quang Minh cho biết, hiện nay nhiều người vẫn mơ hồ về ô nhiễm ánh sáng trong nhà. Đó là ánh sáng bị lạm dụng vượt quá nhu cầu sử dụng của con người.

Điều đáng nói, việc vượt qua ngưỡng rất có hại cho sức khoẻ người sử dụng về lâu dài. Chính sự không hiểu biết kỹ càng nên nhiều người sử dụng đã lạm dụng ánh sáng dẫn đến ô nhiễm mà không hay biết.

Hại mắt, rối loạn hormon

Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Văn Bền, Khoa Vật lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích, trong ánh sáng, nhất là ánh sáng của bóng đèn huỳnh quang có chứa những bức xạ do tia tử ngoại, hồng ngoại... Đó là những tia mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Bức xạ này có tính chất đâm xuyên. Khi nhà bật nhiều đèn huỳnh quang, bức xạ phát ra từ đèn sẽ tác động đến các niêm mạc mỏng nhỏ của mắt. Về lâu dài, mắt sẽ bị kém thị lực, nhức mỏi, choáng.

"Việc thừa ánh sáng sẽ tác động đến thần kinh của con người từ đó gây ra các rối loạn thị giác, thay đổi hormon, thần kinh đảo lộn. Cụ thể, khi nhìn mắt sẽ bị lóa, sau dần chuyển sang mỏi, mệt. Thần kinh không ổn gây căng thẳng, đau đầu, mệt mỏi. Ánh sáng thừa vào buổi tối cũng khiến giấc ngủ bị thay đổi do chất melatonin bị ức chế dẫn đến khó ngủ cũng như nguy cơ các bệnh tiểu đường, huyết áp, giảm sức đề kháng của cơ thể. Thậm chí, các tổ chức uy tín của thế giới đã chỉ ra rằng, lạm dụng ánh sáng ban đêm có thể gây ra nguy cơ ung thư vú. Vì thế, ngoài việc lạm dụng quá nhiều ánh sáng vào buổi tối khi đang sinh hoạt hay khi ngủ là điều hoàn toàn không tốt", TS Nguyễn Văn Hải nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, người dân nên đừng nên suy nghĩ cuộc sống tiện nghi bao gồm nhà thật sáng vào buổi tối. Đó là quan niệm sai lầm. Thay vào đó, đừng để phòng quá tối hoặc quá sáng.

Cụ thể, tùy vào cấu trúc, sơn tường và nội thất căn phòng 20m2 sử dụng khoảng 1 - 2 bóng đèn tuýp dài 1m là hợp lý. Tốt nhất, nên sơn tường nhà màu vàng lông gà non hoặc vàng chanh sẽ giúp căn nhà sáng vào buổi tối nhưng không bị lóa.

Theo Hiền Dung (Kiến Thức)

 
Tin tức khác
» Hổ lao lên thuyền vồ người   » Long An: Giải quyết "vấn nạn" lục bình trên sông Vàm Cỏ
» Phát hiện viên kim cương khổng lồ to bằng Trái Đất   » Tin Tuyển Dụng
» Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Cách phát hiện điện thoại cài phần mềm gián điệp   » Khối vàng "Tai Quỷ" nặng hơn 6kg được tìm thấy vào thứ 6 ngày 13
» Hậu Giang: Ô nhiễm môi trường đe dọa cuộc sống của hơn 300 hộ dân ở thị trấn Cái Tắc   » Ninh Bình: Trước 30/9 khắc phục tình trạng ô nhiễm tại Khu công nghiệp Khánh Phú
» HỘI NGHỊ TẠI CẦN THƠ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO TÒA NHÀ   » THÔNG TƯ Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Bản quyền của NPT Group © 2010. Được thiết kế và phát triển bởi Trajan JSC